Một bài viết về kiến thức cơ bản của mô hình OSI
Osi model (Open Systems Interconnection Model)
là một trong những mô hình cơ bản về hệ thống mạng. Đây là một mô hình cung cấp một khuôn khổ chung về cách data được gửi đi, nhận lại và thông dịch.
Một trong những lợi ích của mô hình OSI là cung cấp khả năng giao tiếp theo một tiêu chuẩn chung giữa những thiết bị mạng có chức năng và thiết kế khác nhau.
Osi model được chia thành 7 tầng layer
. Đi từ layer 7 → layer 1
. Mỗi layer
chịu trách nhiệm cho một chức năng khác nhau.
Khi đi xuống 1 layer hay đi lên data sẽ được gán thêm hoặc bỏ ra 1 header vào được gọi là hình thức đóng gói và mở gói của data data encapsulation data De-encapsulation.
Ngày nay Osi model không còn được sử dụng quá phổ biến vì quá trình tiêu chuẩn hóa diễn ra chậm hơn so với TCP/IP model.
Đây là tầng duy nhất mà con người và máy tính tương tác qua lại với nhau. Nơi các thiết bị có thể truy cập các dịch vụ mạng. Các ứng dụng như giao diện email hay các giao diện web (GUI) sử dụng nó để bắt đầu truyền data. Tầng 7 chịu trách nhiệm về giao thức và các thao tác dữ liệu. Các ứng dụng dựa vào nó để thể hiện data tới người dùng.
Tầng trình diễn là nơi các tiêu chuẩn hóa được xảy ra. Đây là cửa vào đầu tiên hoặc cửa ra cuối cùng của data trước khi được truyền đi hoặc xuất ra. Vì tầng 7 là nơi duy nhất mà con người có tương tác với data => tầng 6 đóng vai trò như một người phiên dịch. Chức năng của tầng 6 là mã hóa, nén data trước khi đi vào tầng 5 hoặc giải mã, giải nén data khi đi ra tầng 7.
Đây là tầng mở ra kết nối giữa 2 thiết bị. Khi data từ tầng 6 đã được mã hóa và nén xong, tầng 5 sẽ bắt đầu tạo ra kết nối tới nơi data cần đến. Khoảng thời gian giữa đóng và mở khi kết nối giữa 2 thiết bị được gọi là 1 phiên session. Tầng 5 đảm bảo rằng các session được mở ra đủ thời gian để các data giữa 2 thiết bị trao đổi với nhau, và đóng lại session khi kết thúc tránh lãng phí tài nguyên.
Tầng vận chuyển chịu trách nhiệm cho việc giao tiếp đầu cuối giữa 2 thiết bị. Nó lấy các data từ tầng 5 thêm segments header vào trước khi được gửi vào tầng 3. Ở thiết bị nhận tầng 4 có vai trò gỡ bỏ các segments header từ thiết bị gửi chuyển đến.
Tầng 3 chịu trách nhiệm cho việc hỗ trợ truyền dữ liệu giữa 2 thiết bị ngoại mạng. Nếu 2 thiết bị giao tiếp trên cùng 1 mạng thì tầng 3 là không cần thiết. Tầng 3 sẽ được thêm các packet header trên thiết bị gửi và gỡ bỏ trên thiết bị nhận.
Có chức năng tương tự với tầng 3, ngoại trừ việc nó sử dụng trong cùng một mạng. Tầng 2 sẽ có 2 header được thêm vào là frame header nằm ở phía đầu data và frame trailer nằm ở phía cuối data. Giống như tầng 3, tầng 2 cũng có khả năng kiểm soát luồng và kiểm soát lỗi trong mạng nội bộ intranet.
Transport layer chỉ kiểm soát luồng và lỗi ở mạng internet
.
Tầng này bao gồm các thiết bị vật lý có liên quan đến việc vận chuyển data như dây cáp cables và hubs. Ở tầng 1 data sẽ được dịch sang các dòng bit. Cả 2 thiết bị vật lý gửi và nhận của tầng 1 phải có chung các quy ước về tín hiệu để hiểu nhau.