Ứng dụng của khí thiên nhiên hóa lỏng LNG
Ngoài những ưu điểm vượt trội được kể trên, LNG còn đem lại hiệu quả kinh tế cao và có rất nhiều ứng dụng thực tế trong đời sống và sản xuất công nghiệp. So với dầu diesel và xăng, LNG có hiệu suất đốt cháy cao không chỉ tiết kiệm nhiên liệu mà còn giúp bảo vệ động cơ, giảm hao mòn và tăng hiệu suất sử dụng. LNG cũng được xem là nhiên liệu an toàn, không độc, dễ phân tán trong không khí và ít cháy nổ. Bởi vậy, các sự cố cháy nổ và rò rỉ LNG thường ít gây hậu quả nghiêm trọng hơn so với xăng, dầu.
LNG là loại khí thiên nhiên có độ tin cậy cao và rất an toàn cho con người và môi trường. Nó là nhiên liệu hóa thạch sạch nhất và có hiệu quả kinh tế cao nhất. Theo tài liệu đã được công bố của một số cơ quan quản lý năng lượng uy tín, trữ lượng LNG trên thế giới còn rất dồi dào, đủ sức đáp ứng nhu cầu tiêu thụ lâu dài của nhân loại. Dưới đây là một số ứng dụng phổ biến nhất của LNG trong đời sống và sản xuất mời bạn tham khảo:
- Sử dụng LNG làm nhiên liệu thay thế cho than đá trong các buồng đốt tại các nhà máy nhiệt điện.
- Sử dụng LNG làm nhiên liệu đốt cháy cho các hệ thống sưởi ấm, hệ thống sấy khô trong các khu dân cư và xưởng sản xuất thực phẩm.
- Sử dụng làm nhiên liệu thay thế cho xăng và dầu diesel trong ngành vận tải.
- Sử dụng làm nguồn năng lượng sạch cho các khu dân cư hoặc các hộ dân ở biển đảo, vùng sâu, vùng xa…
- Sử dụng làm nhiên liệu trong các ngành công nghiệp nặng như luyện kim, sản xuất gạch, gốm sứ…
Trong lĩnh vực giao thông vận tải, việc chuyển sang sử dụng LNG giúp các phương tiện giao thông giảm lượng khí thải từ 13% đến 21% so với xăng và dầu diesel. Bên cạnh đó, LNG còn có hiệu suất đốt cháy rất cao, giúp chủ phương tiện tiết kiệm được rất nhiều chi phí nhiên liệu. Do vậy, LNG thực sự là nguồn năng lượng sạch, giúp cắt giảm khí thải và bảo vệ môi trường hiệu quả.
4.1 Cơ hội
Sau hội nghị các bên về biến đổi khí hậu COP21, việc sử dụng các dạng năng lượng có lượng khí thải thấp được nhiều tổ chức quốc tế về tài chính và môi trường nhiệt tình ủng hộ. Đây là cơ hội đầu tiên cho nước ta trong việc chuyển dịch sử dụng các loại nhiên liệu truyền thống như xăng, dầu, than đá sang sử dụng LNG.
Tiếp theo, nhu cầu LNG trên thế giới ngày càng tăng theo từng năm cho thấy nguồn cung LNG sẽ ngày càng dễ tiếp cận hơn. Khi nhu cầu LNG tăng cao, các cơ sở vật chất sử dụng cho quá trình lưu trữ và vận chuyển LNG sẽ càng được cải thiện và phát triển hơn. Nhờ đó, Việt Nam sẽ có cơ hội tiếp cận với nguồn cung LNG ổn định, chất lượng với mức giá tốt hơn.
Chính phủ và các cơ quan quản lý năng lượng tại Việt Nam cũng đã nhận thức rõ được tầm quan trọng của LNG đối với việc phát triển kinh tế trong nhiều năm tới. Cụ thể, theo quy hoạch điện VIII, các nhà máy nhiệt điện sử dụng LNG sẽ được đầu tư xây dựng liên tục trong giai đoạn 2025 - 2030. Bên cạnh đó, các dự án nhiệt điện sử dụng than đá trên toàn quốc đã không được xem xét phát triển và được yêu cầu thay thế bằng LNG thân thiện với môi trường.
https://pgs.com.vn/vi/khi-thien-nhien-hoa-long-lng-la-gi-cac-ung-dung-cua-lng
https://www.behance.net/gallery/177842865/Qua-trinh-sn-xut-LNG-nhu-th-nao
https://www.evernote.com/shard/s351/sh/862b787d-129e-4e4f-a340-126cf3b843ab/
https://ko-fi.com/post/Khai-niem-khi-LNG-la-gi-Đac-điem-nhu-the-nao-I3I1OBGMX
https://boosty.to/gassouth/posts/baa3f967-103b-48ec-b6ba-7abce62e90e5?share=post_link
#khi-lng-la-gi, #gassouth, #pgs, #khílnglàgì, #gas-dau-khi, #gas-south